Nội dung chính
Vai trò cấu trúc tế bào
Tất cả cấu trúc tế bào trong cơ thể trẻ đều cần đến vi chất dinh dưỡng. Tế bào hồng cầu cần B6, B12, axit folic, sắt, kẽm… Tế bào xương cần canxi, phốt pho, magie, vitamin D… Theo đó, mọi tế bào của trẻ em muốn phát triển thành một cơ thể khỏe mạnh, hoàn chỉnh, đạt được tốc độ phát triển sinh lý về cân nặng và chiều cao thì điều tất yếu là cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng.
Chuyển hóa thức ăn
Vai trò thứ 2 của vitamin và khoáng chất là giúp chuyển hoá các thực phẩm mà trẻ ăn mỗi ngày thành chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, giúp trẻ khỏe mạnh và cao lớn. Sự chuyển hóa này chỉ có thể thực hiện thành công nếu có sự giúp sức từ vi chất dinh dưỡng.
Tham gia quá trình miễn dịch của cơ thể
Vi chất dinh dưỡng tham gia cấu trúc nên các enzym, tham gia vào các chất chống oxy hoá. Ví dụ, selen tham gia vào cấu trúc Glutathione vô cùng mạnh mẽ, làm cho các vết thương có thể nhanh lành, tạo “hàng rào bảo vệ” cho cơ thể trước các tác nhân gây hại từ bên, kể cả vi trùng. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ nhỏ, khi trẻ chưa được chủng ngừa vắc xin đặc hiệu.
Thiếu vi chất như vitamin D, trẻ dễ bị còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi
Dưới đây là một số hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở trẻ khi bị thiếu vi chất dinh dưỡng:
- Thiếu vitamin A: Khô mắt, viêm giác mạc, có thể mù lòa.
- Thiếu vitamin D: Trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng thấp còi.
- Thiếu vitamin B1: Phù nề.
- Thiếu vitamin C: Xuất huyết.
- Thiếu vitamin E: Hay mắc các bệnh về da và máu.
- Thiếu vitamin K: Trẻ dễ mắc bệnh máu khó đông.
- Thiếu sắt: Thiếu máu, đau đầu, rụng tóc.
- Thiếu kẽm: Suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh lý, chậm phát triển, ngủ không ngon, ăn không ngon miệng.
- Thiếu kali: Rối loạn nhịp tim.
- Thiếu i-ốt: Mắc bệnh về tuyến giáp, chậm phát triển trí não.
- Thiếu canxi: Trẻ bị loãng xương, chậm phát triển chiều cao, cân nặng.