Nội dung chính
Chứng mất ngủ là một trải nghiệm khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ suốt đêm. Nó có thể dẫn tới các vấn đề trong ngày như mệt mỏi, thiếu sịnh lực, kém tập trung và bị kích thích.
Trong suốt cuộc đời thì ai cũng có lần mất ngủ. Tuy nhiên, nguy cơ mất ngủ tăng cùng tuổi tác và với các bệnh nặng như ung thư.
Mất ngủ thường làm các tình trạng và triệu chứng của ung thư trầm trọng hơn như đau, mệt mỏi, trầm cảm hay lo âu. Nó cũng có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng đương đầu với ung thư và gây ra cảm giác cô đơn.
Tìm hiểu nguyên nhân của chứng mất ngủ
Hiểu rõ nguyên nhân của chứng mất ngủ sẽ giúp bác sĩ tìm ra cách tốt nhất để điều trị. Bác sĩ có thể hỏi về các yếu tố có thể góp phần gây ra rối loạn giấc ngủ như sau:
Bệnh sử giấc ngủ (Sleep history)
- Bạn có gặp rối loạn giấc ngủ trong quá khứ hay không?
- Các thói quen bình thường khi đi ngủ?
- Bạn đi ngủ lúc mấy giờ?
- Mất bao lâu bạn mới ngủ được?
- Bạn ngủ được bao lâu?
- Khi thức dậy bạn cảm thấy như thế nào?
- Môi trường ngủ, bao gồm vị trí, nhiệt độ phòng, độ sáng và tiếng ồn
- Ngáy
- Sự thay đổi kiểu thở khi ngủ, tốt nhất là hỏi người ngủ cùng bạn
- Cách tập thể dục như tập vào lúc nào và tập nhiều hay ít
- Hội chứng chân không yên (restless leg syndrome)
- Ảnh hưởng của chứng mất ngủ như thế nào
- Buồn ngủ ban ngày
- Buồn ngủ khi đang làm những việc bình thường
- Lái xe
- Đọc sách
- Làm việc
- Các bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
- Các rối loạn nội tiết như tăng hay giảm hormone tuyến giáp hoặc bệnh tiểu đường
- Các rối loạn về tim mạch
- Các vấn đề về tiết niệu
Bệnh sử tâm lý (Psychological history)
Các triệu chứng cơ thể
- Đau
- Khó thở hay thở gấp
- Buồn nôn
- Nôn
- Ho
- Nấc cục
- Bốc hỏa
- Ngứa
- Tiêu chảy
- Đi tiểu thường xuyên
- Các triệu chứng khác
Dược phẩm
- Các thuốc mới sử dụng
- Các thuốc mới cắt/ngừng sử dụng
- Các thuốc không theo toa bác sĩ
- Các thuốc ngủ đã dùng
- Các thuốc khác hoặc liệu pháp điều trị thay thế
- Sử dụng rượu hoặc ma túy
- Sử dụng caffeine
- Các thay đổi cân nặng gần đây
Điều trị chứng mất ngủ
Mục tiêu của điều trị chứng mất ngủ là có giấc ngủ ngon và cải thiện chất lượng cuộc sống nói chung. Hiểu rõ và điều trị các nguyên nhân gây ra mất ngủ là cách điều trị tốt nhất. Việc đầu tiên là tìm kiếm các nguyên nhân tiềm năng gây ra mất ngủ và yêu cầu bác sĩ hoặc y tá giúp bạn xử lý các tình trạng đó. Các vấn đề không liên quan đến bệnh tật cũng gây mất ngủ. Chúng bao gồm các lo lắng về tài chính, công việc, sự thay đổi trong gia đình và sự lo sợ ung thư trở nặng hoặc tái phát.
Các kỹ thuật hành vi (Behavioral techniques) thường hiệu quả hơn trong việc điều trị dài lâu chứng mất ngủ. Sử dụng thuốc có thể giúp bạn cải thiện mất ngủ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn trừ khi các biện pháp khác không hiệu quả.
Để giúp tìm ra nguyên nhân của chứng mất ngủ, bác sĩ sẽ hỏi kỹ bệnh sử và khám kỹ càng. Tùy vào kết quả được phát hiện, bạn có thể cần thêm các xét nghiệm bổ sung hoặc giới thiệu tới các bác sĩ chuyên khoa. Họ có thể giúp bạn xác định nguyên nhân và vạch ra kế hoạch điều trị bệnh lý tương ứng.
Đối với chứng mất ngủ đang tiến triển, bác sĩ có thể yêu cầu khảo sát giấc ngủ hoặc giới thiệu cho bạn một chuyên gia về giấc ngủ. Các chuyên gia này có thể tìm ra các rối loạn giấc ngủ khác khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ. Một ví dụ là chứng ngừng thở khi ngủ (sleep apnea), là những quãng dừng ngắn hoặc giảm dòng không khí khi thở trong lúc ngủ.
Giảm nhẹ triệu chứng là một phần quan trọng trong việc điều trị cho bạn, được thực hiện xuyên suốt quá trình điều trị ung thư. Đây gọi là điều trị triệu chứng hay chăm sóc xoa dịu. Hãy nói chuyện với nhóm chăm sóc sức khỏe về bất kỳ vấn đề nào bạn gặp như xuất hiện các triệu chứng mới hoặc sự thay đổi các triệu chứng đang có. Các bác sĩ chuyên khoa ung thư có thể giới thiệu bạn đến nhóm chăm sóc giảm nhẹ hoặc các chuyên gia khác để giúp bệnh nhân xử trí các triệu chứng.
Tài liệu tham khảo
http://www.cancer.net/navigating-cancer-care/side-effects/sleeping-problems-insomnia